Người bị bệnh loãng xương và chế độ ăn phù hợp
Thiết bị đai cố định cột sống hỗ trợ điều trị bệnh cột sống.
Bệnh loãng
xương hay còn được gọi là bệnh thưa xương, xốp xương và là một bệnh lý khá phổ
biến ở các nước phát triển và đang phát triển. Bệnh lien quan tới vấn đề ăn uống
thường ngày, tuổi tác, công việc, chế độ nghỉ ngơi. Bệnh tiến triển âm thầm và
không có triệu chứng cụ thể, phát hiện bệnh chỉ khi có các triệu chứng nặng và
thường thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn ba rất khó điều trị và có những biến
chứng phức tạp.
Ngày xưa, bệnh
lý này thường gặp ở người già nhưng hiện nay, những người ở độ tuổi trung niên
cũng mắc phải căn bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở những người lao động vất vả,
thường xuyên bưng bê vật nặng, chế độ ăn khắc khổ thiếu canxi. Tỷ lệ người mắc
bệnh là nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Khung xương của
cơn người từ khi hình thành đến lúc trưởng thành trải qua hai giai đoạn và tạo
xương và huỷ xương. Nhất là ở độ tuổi dậy thì thì quá trình tạo xương càng trở
nên mạnh mẽ, xương dài ra, khung xương bắt đầu to hơn. Quá trình này xảy ra từ
độ tuổi 15 – 25 tuổi là quá trình xương đạt giới hạn lớn nhất, khi qua độ tuổi
này xương bắt đầu chậm phát triển dần
cho tới độ tuổi 35-40 thì xương bắt đầu lão hoá dần.
Qua quá trình
làm việc và lao động nặng không được bổ sung canxi kịp thời thì quá trình huỷ
xương xảy ra sớm và mạnh mẽ. Dẫn đến tỷ trọng giữa các khoáng chất mất cân bằng,
và giảm sút làm cho xương giòn, dễ gãy, giảm sức chịu đựng. Bệnh loãng xương
chúng ta có thể hiểu nôm na là do sự mất cân bằng giữa các chất cấu tạo nên xương.
Để có thể đo được mật độ thiếu hụt các chất trong xương cần dùng siêu âm định
lượng, đo hấp thụ tia photon đơn và kép,đo thấp thụ tia X nặng lượng kép,…
Trong các
phương pháp trên thì phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép là một phương
pháp đo tiên tiến nhất trên thế giới. Với cách thức sử dụng dơn giản, không gây
tác dụng phụ và được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Phương pháp chuẩn
đoán này với độ chính xác cao, và cho ra các chuẩn đoán đúng về bệnh từ đó có
những giải pháp điều trị hiệu quả cho những người bị mắc bệnh loãng xương.
Lời khuyên về
chế độ dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương :
Khi mắc bệnh
loãng xương, người bệnh cần cung cấp các thực phẩm giàu canxi như sữa và các thực
phẩm được chế biến từ sữa như Fomat. Chọn lựa các thức ăn ít chất béo, chọn các
loại động vật giàu canxi và các chất cấu tạo xương như tôm, cua, nghêu, sò,…
Không nên ăn các loại thực phẩm này lien tục, ăn cách bữa 1 tuần khoảng 2 bữa
là đủ. Ngoài ra, chúng ta nên sử dụng thêm các loại rau, củ có bổ sung các chất
như rau dền, rau đay, rau mồng tơi,…
Đối với người
cao tuổi thì khả năng hấp thu canxi châm hơn những người trẻ tuổi nên cần cung
cấp nhiều hơn. Người dưới 50 tuổi cần cung cấp 1000mg canxi mỗi ngày, người
trên 50 tuổi cần cung cấp canxi 1200mg mỗi ngày. Cung cấp lượng protein cũng vừa
phải vì nếu cung cấp quá nhiều protein sẽ làm canxi bài tiết ra nhiều theo nước
tiểu.
Ăn nhiều các
loại trái cây có chứa chất estrogen thực vật, vitamin k có nhiều trong rau xanh
là chất quan trọng trong quá trình tạo xương và khiến xương đậm đặc hơn. Các
vitamin K này có nhiều trong loại thực vật như sup lơ, bắp cải, cải xoắn,…
Magie cũng là một trong những chất quan trọng khống kém so với vitamin K. Magie
có nhiều trong các loại rau có lá, quả hạnh, các loại đậu và hạt.
Kết hợp với
các thức ăn được làm từ đậu nành, vì trong đậu nành isoflavone đây là một chất
làm quá trình huỷ xương chậm và ngăn ngừa các bệnh của phụ nữ trong thời kỳ mãn
kinh. Chất flanovol có nhiều trong lá trà đây là một chất giúp xương cứng cắp,
độ chịu lực cao nhưng trong lá trà cũng có chất chat làm ngăn cản quá trình hấp
thu canxi vì vậy chúng ta không nên sử dụng quá nhiều trà.
Giảm một số
chất có hại làm quá trình hấp thụ canxi kém, theo một số nghiên cứu mới đây ăn
muối nhiều sẽ làm cho xương giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó, ăn muối nhiều cũng làm
tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và cao máu. Hạn chế các chất như cafein, hành
củ, các loại nước ngọt có ga, rượu bia vì nếu sử dụng các loại này quá nhiều sẽ
làm giảm quá trình hấp thu các chất cấu tạo xương của cơ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét