Đai lưng cố định cột sống

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Biểu hiện của bệnh thoái hoá cột sống là gì?



Biểu hiện của bệnh thoái hoá cột sống là gì?

Nhìn chung thì người bệnh có những biểu hiện rõ ràng như đau, mỏi, nhức, khó thực hiện hành động ở vùng cổ hoặc thắt lưng. Hầu hết những người bệnh thoái hoá cột sống thường có những cơn đau không chỉ lúc vận động, mà lúc nằm nghỉ ngơi các cơn đau này vẫn xuất hiện.

Nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh thì các cơn đau này càng trở nên dữ dội hơn. Đau cứng các cơ khi ngủ dậy, người bệnh không thể cử động, kèm theo các cơn ho, hắt hơi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hoá cột sống?

Đối với ở người trẻ tuổi nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá cột sống là làm việc và sinh hoạt sai tư thế. Ngồi làm việc quá lâu, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hoá cột sống ở người trẻ tuổi. Nó làm sai lệch các cấu trúc bình thưởng của đốt sống cổ và đốt sống lưng gây biến đổi các mô xương, dây chằng, cơ dẫn đến thoái hoá các mô cột sống và hình thành các gai cột sống.

Đối với những người cao tuổi, đây là những người có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, ở độ tuổi trung niên trở lên các xương bắt đầu thoái hoá. Hệ tuần hoàn cũng giảm nên không cung cấp máu nhiều đến các mo xương. Ngoài ra, những người có người thân đã từng mắc bệnh thoái hoá cột sống cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này do di chuyền.

Hậu quả của bệnh thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống làm ảnh hưởng và biến dạng cột sống, đau, nhức, khó vận động trong sinh hoạt hằng ngày. Hội chứng đau thần kinh chẩm vai, gáy, cánh tay, thắt lưng, bàn chân. Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật ở vai, gáy, cánh tay, thắt lưng, bàn chân.

Hội chứng tuần hoàn gây hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạnh đốt sống, gây ra tình trạng thiếu máu não miền sau làm cho người bệnh thấy ù tai, chóng mặt, hoa mắt. Thoái hoá cột sống còn gây liệt một tay hoặc một chân hoặc một nửa phần cơ thể. Chèn ép tuỷ sống gây rối loạn tứ chi và gối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến dây thần kinh toạ.
Các biến chứng có thể gặp ở bệnh thoái hoá cột sống, chèn ép dây thần kinh gây đau dọc từ vai xuống chân. Chèn ép các động mạch, đốt sống gây đau đầu, chóng mặt, hạn hữu, đau yếu tứ chi, đi lại khó khăn hoặc tàn phế không thể vận động.

Chuẩn đoán bệnh thoái hoá cột sống như thế nào?

1/ Bệnh nhân đau theo kiểu cơ học tức là cơn đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi

2/ Hình chụp X quang cho thấy tam chứng thoái hoá gồm : hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương.

3/ Biểu hiện bên ngoài gồm : biến dạng đốt sống cổ hoặc thắt lưng, cột sống đi đường cong tự nhiên. Các đốt sống lồi ra khỏi vị trí ban đầu, đau khi thực hiện các động tác xoay, cúi, ngửa, nghiên cổ hoặc thắt lưng.

4/ Ngoài ra ở một số trường hợp bệnh nhân hay ngáp, nấc, chóng mặt.


Kiến nghị về cách phòng bệnh thoái hoá cột sống?

Thoái hoá cột sống làm ảnh hưởng khá nhiểu đến công việc đối với người trong độ tuổi lao động, vi vậy chúng ta nên chăm sóc thật kỹ những vùng như vai gáy, thắt lưng bằng cách xoa bóp, chườm nóng khi cảm thấy đau mỏi. Cần phân phối thời gian nghỉ ngơi hợp lý khoa học, tránh làm việc quá sức.

Đối với người làm việc ngồi lâu tại một vị trí như nhân viên văn phòng, tài xế cần điều chỉnh ghế ngồi cho hợp lý, vừa tầm mắt, không nên chỉnh ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp so với tầm nhìn.

Điều chỉnh tư thế ngủ đúng cách, khi ngủ nên tập thói quen trở mình tránh nằm một tư thế sẽ gây ra hiện tương co cơ, căng cơ. Gối đầu không được quá cao, nằm gối đầu cao sẽ gây hiện tượng gãy, trật khớp cổ dẫn đến liệt tứ chi hay tử vong. Gối đầu vừa phải cũng không được quá thấp tránh tình trạng ưỡn cổ.

Không vặn, bể cổ khi nằm, không đội quá nặng trên đầu, không cúi gấp cổ quá lâu, cầm tập thể dục đúng cách và nhẹ nhàng. Khi có các triệu chứng đau cứng cơ cổ hoặc cơ thắt lưng cần đến bác sỹ để chuẩn đoán và điều trị

Sử dụng một số thiết bị y khoa được sản xuất tại các nước tiên tiến giúp ngăn ngừa bệnh thoái hoá cột sống như đai cố định cột sống.

Một số động tác tập ngăn ngừa bệnh thoái hoá cột sống ?

1/ Nghiên cổ sang trái hoặc sang phải 10 lần, cúi cổ về phía trước, ngửa cổ về phía sau 5 – 10 lần. Tương tư như vậy đối với thắt lưng

2/ Cúi cổ xuống cằm dụng ngực sau đó xoay cổ từ từ 1 vòng từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái mỗi chiều 5 lần. Tương tự như vậy đố với thắt lưng

3/ Nhấc vai bên trái lên 10 lần rồi nhấc vai bên phải lên 10 lần, sau đó nhấc cả 2 vai lên 10 lần.

4/ Lấy tay sát vào cổ từ trên xuống 10 lần và ngược lại, sau đó sát gáy 10 lần từ trên xuống và ngược lại

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng một số bài tập trong yoga để cơ thể tăng thêm chất nhờn ở các vùng xương khớp và cột sống. Giúp cho các dây chằng tăng đàn hồi, các cơ giãn dẻo dai.

Xem thêm các bài đăng về bệnh cột sống tại : http://tanlongmed.vn/tin-tuc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog hữu ích


Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Nhóm Facebook hữu ích

Copyright © Đai cố định cột sống | Powered by Blogger
Design by Saeed Salam | Blogger Theme by Hải Diệp | Distributed By Hải Diệp