Đai lưng cố định cột sống

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Triệu chứng của bệnh hẹp cột sống là gì?



Triệu chứng của bệnh hẹp cột sống là gì?

Khi mắc phải căn bệnh này người bệnh thường có cảm giác đau lan từ hai mông xuống đùi, cẳng chân. Chính vì nguyên nhân này khiến người mắc bệnh họ không thể đi bộ xa trong khoảng thời gian dài, vì các cơn đau dữ dội khiến họ phải dừng và nghỉ ngơi.

Với triệu chứng này chúng ta có thể nhầm lẫn với triệu chứng của đau dây thần kinh toạ, nhưng các cơn đau này lại từ nhẹ rồi tới nặng không như đau do dây thần kinh toạ là đau từng cơn hết rồi lại đau. Nếu để các cơn đau lâu ngày thì hai chân của chúng ta dần yếu đi và có hiện tượng teo cơ gây ra liệt.

Điều trị bệnh hẹp cột sống thế nào?

1/ Chế độ bất động khi bị đau cấp tính :

Đây là nguyên tắc đầu tiên đối với những người đã có các triệu chứng đau do hẹp cột sống gây ra. Người bệnh phải nằm nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động đi lại và sử dụng đai cố định cột sống trong lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra, nên dành nhiều thời gian trong việc đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Đặc biệt tránh các động tác ảnh hưởng đến cột sống như xoay, vặn, cúi,… điều này sẽ khiến cho các dây chằng càng chèn ép mạnh vào các dây thần kinh.


2/ Vật lý trị liệu và đông y:

Xoa bóp : xoa bóp vùng thắt lưng bị đau sẽ làm giãn nở các dây chằng và cơ giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép có tác dụng giảm đau. Nhưng chỉ là tạm thời, các cơn đau sẽ nhanh chóng xuất hiện lại.

Chườm nóng : dùng túi đổ nước ấm, hột gà luộc,… vào và bắt đầu chườm lên vùng bị đau hoặc sử dụng chung với đai cố định cột sống nếu chúng ta không có người trợ giúp chườm lên vùng bị đau và các vùng lân cận. Cách này cũng giống như xoa bóp nó có tác dụng giãn nở dây chằng và cơ, giải phóng các dây thần kinh có tác dụng làm giảm đau nhưng cũng chỉ là cách cứu cấp tạm thời khi chúng ta không có thời gian đến các bệnh viện điều trị.

Châm cứu : đối với châm cứu nó không có tác dụng làm giảm đau nhưng nó có tác dụng điều trị các rối loạn thần kinh thực vật, chuyển hoá dinh dưỡng, và các hội chứng chèn ép thần kinh.

Dòng điện : dùng dòng điện như một chất dẫn thuốc khiến cho người bệnh dùng thuốc tăng độ hiệu quả, kích thích chuyển hoá, giảm phù nề và viêm, kích thích cơ và dây thần kinh.
Lazer mềm : lazer mềm có tác dụng làm giảm các cơn đau, chống viêm, kích thích và tái tạo tổ chức các dây thần kinh và an thần cho người bệnh.

3/ Dùng thuốc :

Đối với thuốc uống thường thì bác sỹ thường kê nhưng phương thuốc giảm đau như Stesoid, kết hợp với các nhóm thuốc giãm cơ trong thời kỳ cấp tính. Ngoài ra, đơn thuốc còn kèm thêm các thuốc an thần nhẹ, vitamin nhóm B ở liều cao với tác dụng chống viêm, chống thoái hoá, nhất là tổ chức các dây thần kinh.

Đối với thuốc tiêm, bệnh nhân được các bác sỹ tiêm stesoid vào màng cứng có tác dụng chống viêm, phong bế dây thần kinh để giảm đau. Đối với phương pháp này giúp bệnh nhân cải hiện các triệu chứng từ 20% – 30%.

4/ Giảm cân :

Đối với bệnh nhân mắc hẹp cột sống và bị béo phì thì điều đầu tiên các bác sỹ khuyên giảm cân, vì đối với nhưng bệnh nhân này chỉ có tiêm thuốc hỗ trợ giảm đau chứ không thể can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa khác để giảm các cơn đau và cải thiện bệnh.

5/ Phẩu thuật :

Tuỳ theo từng loại cấp độ của bệnh hẹp cột sống mà bác sỹ lên cho bệnh nhân các phương pháp phẩu thuật khác nhau để điều trị. Thường khi dùng tới phương pháp phẩu thuật là khi bênh đã trở nặng và người mắc bệnh có nguy cơ bệnh tàn phế rất cao. Dưới đây là một số phương pháp phẩu thuật điều trị bệnh :

Phẩu thuật làm rộng ống cột sống và các lỗ lien hợp đơn thuần : đây là cách phẩu thuật đơn giản, khả năng phục hồi cao, chi phí thấp. Nhưng nó cũng có các phản ứng phụ về vết thương mổ như nhiễm trùng, viết thương lâu lành. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này các bác sỹ thường kèm theo chế độ ăn cho người bệnh và các thuốc kháng sinh.

Phẩu thuật giải chèn ép và đặt công cụ hỗ trợ : Đây là phương pháp thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi phẩu thuật mở rộng ống cột sống các bác sỹ đặt kèm theo các dụng cụ bằng silicon giúp cho bệnh nhân có thể cử động các động tác như cúi, xoay,…

Phẩu thuật bỏ toàn bộ đĩa đệm và hàn xương cố định : Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng các đĩa đệm không còn khả năng phục hồi thì bác sỹ phẩu thuật sẽ loại bỏ các đĩa đệm này và hàn cố định các đốt sống với nhau. Điều này cũng có nghĩa là người bệnh không thể cử động các động tác lien quan đến cột sống. Ngoài ra, người bệnh còn phải mang theo thiết bị đai cố định cột sống để bảo vệ vùng hàn cố định.

Phẩu thuật nội soi : Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, phải thuật không cần phải mổ. Các thiết bị giúp bác sỹ phẩu thuật trong, phương pháp này mang lại hiệu quả cao cũng như giúp bệnh nhân tránh được nhiễm trùng vết thương mổ.

Sau điều trị bằng các phương pháp trên người bệnh cần làm gì?

Sau khi sử dụng các phương pháp điều trị thành công, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn của mình. Thường xuyên sử dụng thiết bị đai cố định cột sống giúp bảo vệ cột sống hiệu quả. Cần thiết lập cho mình một biểu đồ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng đến cột sống như bưng, bê vật nặng, ngồi quá lâu, chạy bộ quãng đường dài,… Thường xuyên tập các bài tập thể dục giúp cho cột sống dẻo dai và khoẻ mạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog hữu ích


Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Nhóm Facebook hữu ích

Copyright © Đai cố định cột sống | Powered by Blogger
Design by Saeed Salam | Blogger Theme by Hải Diệp | Distributed By Hải Diệp