Đai lưng cố định cột sống

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?



Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đối với thoát vị đĩa đệm vùng cổ, các cơn đau nhức tập chung ở vùng cổ và lan ra bả vai đến 2 tay. Ngoài cảm giác đau nhức ra, cảm kèm theo cảm giác tê 2 tay hoặc mất cảm giác hai tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, các cơn đau tập trung vùng eo đau nhức lan dần xuống mông và 2 chân. Bên cạnh cảm giác đau lan ra người bệnh còn cảm thấy tê bì mông và chân, có khi mất cảm giác ở 2 chân.

Các cơn đau cấp tính thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, có lúc đau dữ dội, nhưng sau thời gian trên thì lại không đau nữa. Các cơn đau mãn tính thường âm ỉ, đau dữ dội khi ho, cúi người, hắt hơi. Có khi lại cảm thấy như có kiến bò, kim châm, tê cóng vùng đau lâu dần các cơn đau này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, thời gian xuất hiện các cơn đau ngắn hơn nếu không điều trị. Tuỳ và các vùng bị thoát vị đĩa đệm sẽ có những cơn đau đặc trưng.


Nguyên nhân nào gây ra thoát vị đĩa đệm?

Cơ chế cấu tạo của các đĩa đệm là nằm giữa các đốt sống, với lớp bao sụn dày bên trong lõi rỗng chứa tuỷ sống. Nhờ tính dẻo dai của các bao sụn và dịch nhày chứa bên trong, các đĩa đệm hoạt động như một bộ phận giảm sốc và giúp cột sống cử động một cách dễ dàng, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương thường ngày trong quá trình sinh hoạt. Khi các bao sụn này bị tổn thương do chấn động mạnh, do thoái hoá, hoặc do bị nứt khiến các dịch nhày bên trong tràn ra chảy vào các rễ dây thần kinh, đốt sống, hoặc đốt sống xương cùng cụt hay còn gọi là đuôi ngựa gây nên các cảm giác đau nhức.

Có bốn nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm :

1/ Sai tư thế trong quá trình lao động: đối với những người trong độ tuổi lao động, việc bưng bê vật nặng, khiên vách, kéo hoặc ngồi không đúng tư thế sẽ làm tổn thương đến các đĩa đệm. Người lao động nặng khi bưng bê vật nặng sai tư thế dễ dàng bị trượt đốt sống, các bao sụn chịu áp lực quá lớn dẫn đến nứt hoặc vỡ gây trần dịch nhày. Người làm việc trong văn phòng, ngồi không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo cột sống, không vận động khiến các bao sụn dòn, mất độ dàn hồi. Chỉ cần một tác động mạnh lên sẽ khiến các bao sụn này vỡ gây tràn dịch nhày.

2/ Thoái hoá tự nhiên : đối với những người ở độ tuổi trung niên các bao sụn bắt đầu có dấu hiệu thoái hoá. Khi chúng ta bưng, vác vật nặng đột ngột sẽ khiến các bao sụn này không chịu nổi áp lực sẽ vỡ. Hoặc thời trẻ lao động quá sức nhiều các bao sụn mỏng dần đến giai đoạn thoái hoá các bao sụn này rất dễ bị vỡ gây trần dịch.

3/ Do tại nạn giao thông : Các trường hợp bị tai nạn giao thông do chấn thương vùng cột sống quá nặng. Khiến các bao sụn này bị vỡ ra gây tràn dịch

4/ Do di chuyền : một số trường hợp do bị dị tật bẩm sinh các địa đệm, các khuyết tật này gây ra tràn dịch ngay từ lúc nhỏ sẽ có những di chứng như đuôi ngựa, hay cong vẹo cột sống.

Hậu quả khi không điều trị bệnh là gì?

Thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm, người bệnh không được điều trị kịp thời để bệnh nặng có thể gây nên tàn phế, liệt, hoặc có thể gây tử vong. Nó làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển tay, hoặc dây thần kinh toạ là liệt hai chân. Lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ ở các vùng mà dây thần kinh bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Ngoài ra, bệnh còn có thể biến chứng qua các bệnh khác như :

1/ Rối loạn cảm giác: khi các cơn đau cục bộ suất hiện sẽ làm rối loạn một số cảm giác như nóng, lạnh, xúc giác. Ở những khu vực khoang da ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương, đây là biểu hiện của việc rể dây thần kinh bị tổn thương sâu sắc.

2/ Hội chứng đau khập khễnh : là một dạng đau rễ dây thần kinh ngắt quãng, các cơn đau dữ dội xuất hiện khiến bệnh nhân phải dừng công việc và cứ như thế đau rồi lại hết đau. Người bệnh không thể tiếp tục làm việc mà phải nghỉ ngơi.

3/ Rối loạn vận động : bại liệt ở hay chân do dây thần kinh toạ chi phối gây rối loạn cơ thắt. Biểu hiện lúc đầu bí tiểu, đái dầm, tiểu sau, luôn luôn rỉ nước tiểu một cách thụ động, liệt cơ thắt gây không thể cầm tiểu.

4/ Hội chứng đuôi ngựa : với các biểu hiện đau dữ dội khiến người bệnh không thể chịu nổi, kiềm theo đó là mất cảm giác các chi. Hội chứng này không gây liệt toàn phần mà liệt một số động tác bàn chân.

Điều trị và phòng thoát vị đĩa đệm thế nào?   

Chúng ta có thể sử dụng một số thiết bị chuyên khoa để điều trị và phòng ngừa bệnh như đai cố định cột sống. Với loại thiết bị này sẽ giúp các đốt sống và dây thần kinh bị tổn thương nặng hơn khi mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh vì luôn đảm bảo cột sống chúng ta đúng tư thế khi lao động và làm việc.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm đầu tiên chúng ta cần lưu ý thế các vận động của cơ thể, nằm nghỉ ngơi trong thời gian các cơn đau cấp tính bắt đầu suất hiện. Đối với các bệnh nhân vừa mới phát hiện thì cần dùng phương pháp vật lý trị liệu, phản xạ như chường túi nóng lên vùng bị đau giúp giảm cơn đau kịp thời. Các túi chườm này bên trong có thể là nước, muối rang, lá lốt, lá ngải cứu,… Trị liệu bằng dòng điện, trị liệu lazer, châm cứu tại các bệnh viện Đông Y. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc như kháng viêm, giảm đau,giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh, các vitamin nhóm B. Nhưng đối với việc sử dụng các loại thuốc trên cần hạn chế, tránh lạm dụng sẽ gây suy yếu các cơn quan nội bài tiết. 

Nếu bệnh nặng hơn thì phương pháp phẩu thuật sẽ được tiến hành để loại bỏ các dịch nhày chèn ép lên rễ dây thần kinh và các ống cột sống. Và phục hồi hoặc cấy các sụn khớp nhân tạo vào vùng bị tổn thương. Để phòng ngừa bệnh chúng ta cần loại bỏ các nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm và có chế dộ ăn cũng như rèn luyện sức khoẻ hợp lý.

Xem thêm các bài hữu ích về bệnh cột sống tại : http://tanlongmed.vn/tin-tuc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog hữu ích


Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Nhóm Facebook hữu ích

Copyright © Đai cố định cột sống | Powered by Blogger
Design by Saeed Salam | Blogger Theme by Hải Diệp | Distributed By Hải Diệp