Nguyên nhân nào gây ra đau dây thần kinh toạ?
Nguyên nhân nào gây ra đau dây thần kinh toạ?
Nguyên nhân chính làm dây thần kinh toạ đó là các biến
chứng do các bệnh thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, u, viêm cột sống, chấn
thương cột sống,… Khi các bệnh này nặng dần lên sẽ gây ra các tổn thương đến
dây thần kinh toạ. Biến chứng của bệnh dễ gây ra tổn thương cho dây thần kinh
toạ đó là bệnh thoát vị đĩa đệm. Và bệnh này ngày nay ngày càng trẻ hoá, nhất
là đối với những người làm công việc nặng nhọc, ăn uống thất thường, không đầy
đủ chất.
Đối tượng nào thường hay mắc bệnh ?
Những người thường mắc bệnh là những người ngồi văn
phòng, với đối tượng này thì việc ngồi quá lâu, ít vận động, đôi lúc công việc
bề bộn lại xem thường bữa ăn, ăn cho qua bữa, không tham gia các hoạt động thể
dục thể thao. Lâu dần sẽ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm và chuyển biến qua đau
dây thần kinh toạ rất nhanh. Khi chuyển biến như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến công
việc cũng như tinh thần, sức khoẻ của chúng ta.
Đối tượng là những người lao động nặng, gặp khó khăn
trong cuộc sống, đối với những người này, rất dễ dàng mắc bệnh vì bưng bê vật nặng
sai tư thế lâu dần các bao sụn mỏng dần rất dễ vỡ gây tràn dịch nhày. Các dịch
này sẽ chèn ép lên các dây thần kinh toạ. Lâu dần sẽ làm tổn thương nặng đến
các dây thần kinh toạ gây ra cảm giác tê bì, hoặc mất cảm giác 2 chân.
Đối tượng là những người chơi thể thao ở cường độ
cao, với những người này thì việc chơi thể thao quá sức cũng gây ảnh hưởng khá
nhiều đến cột sống. Nhưng sẽ không mắc bệnh liền mà bệnh sẽ chuyển biến âm thầm.
Khi bước vào độ tuổi trung niên các xương bắt đầu lão hoá thì các dấu hiệu bắt
đầu xuất hiện nhiều hơn. Và việc điều trị cũng trở nên khó khăn và phức tạp
hơn. Tỷ lệ tàn phế ở những người này cũng rất cao khi không được chăm sóc và điều
trị định kỳ.
Dấu hiệu của đau thần kinh toạ là gì?
1/ Đau từ vùng thắt lưng lan xuống bắp chân, đây là
dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh toạ đang bị chèn ép, có thể do dịch nhày của
đĩa đệm hoặc do các đốt xương chèn ép lên các rễ dây thần kinh toạ
2/ Đau từ vùng eo lan xuống các ngón chân, đây là đấu
hiệu cho thấy các dây thần kinh toạ đang bị tổn thương nặng làm ảnh hưởng đến
các khớp xương. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh gút. Nên khi mắc phải
triệu chứng này chúng ta cần đến các bệnh viện chuyên khoa xét nghiệm và chuẩn
đoán chính xác. Không nên phỏng đoán tự điều trị sẽ làm bệnh chuyển biến nhanh.
3/ Đau lan xuống gót chân, bàn chân và xuất hiện các
cảm giác tê bì 2 chân, đây là đấu hiệu của bệnh đã tiến triển nặng và có nguy
cơ bị tàn phế cao. Bệnh thường có chuyển biến nặng vào khuya, lúc mới ngủ dậy.
Ngồi hoặc đứng thời gian ngắn bắt đầu xuất hiện cảm giác tê bì mông lan xuống 2
chân.
Cách đề phòng bệnh đau thần kinh toạ thế nào?
Bên cạnh những phương pháp điều trị, thì việc sau điều
trị cũng rất quan trọng, vì nó ngăn không để cho bệnh có cơ hội tái phát. Vì
khi tái lại thì bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn, có thể gây tử vong cao.
1/ Chế độ ăn : đối với những người sau khi điều trị
thì chế độ ăn rất quan trọng, đối với những người đau dây thần kinh toạ thì việc
bổ xung các chất giúp cho việc phục hồi lại các tổn thương nhanh chóng. Việc bổ
sung các chất tự nhiên cho cơ thể được các bác sỹ khuyên dùng. Việc bổ sung các
chất tổng hợp cần hạn chế vì nó có thể làm suy yếu chức năng các cơ quan bài tiết.
2/ Chế độ tập luyện : chế độ tập luyện hằng ngày các
bài tập giúp cho xương khớp khoẻ, dẻo dai, nó cũng giúp tăng tuần hoàn máu, giải
phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Nó không chỉ giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh
tái phát mà nó còn giúp chúng ta tăng cao đề kháng để kháng lại các căn bệnh
thường gặp.
3/ Chế độ nghỉ ngơi : sau một ngày làm việc mệt mỏi
thì việc chúng ta dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi là điều cần
thiết. Không nên cắt giảm thời gian này, vì nó sẽ làm cho cơ thể suy nhược, dễ
mắc bệnh thường gặp, mà nguy cơ tái bệnh cũng rất cao. Cho nên chúng ta cần đề
ra cho mình một biểu đồ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét