Đai lưng cố định cột sống

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương


Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương, nhưng nguyên nhân chủ yếu chiếm tỷ lệ cao đó là do ăn uống không đầy đủ chất. Đối với những người lao động cực khổ và thói quen ăn uống tiết kiệm khi về già khi khung xương thiếu chất trầm trọng sẽ gây ra tình trạng loãng xương.

Những biến chứng của bệnh loãng xương rất nguy hiểm, có thể gây tàn phế và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ cũng như tinh thần của người bệnh. Hiện nay, bệnh loãng xương vẫn chưa có thuốc điều trị vì nó là một căn bệnh mãn tính. Chúng ta chỉ có thể phòng ngừa và giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này ở người cao tuổi. Khi mắc phải bệnh, chúng ta không nên làm những công việc nặng nhọc nữa, và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.


Dấu hiệu của bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương thường có một số biểu hiện như sau : thường xương đau nhức trong xương như có kiến bò, các khớp xương kêu đi đứng lên hoặc ngồi xuống, xương tự động gãy, thường nhức mỏi ở các khớp xương, còng lưng, ...
Các dấu hiệu này sẽ từ nhẹ đến nặng, khi chúng ta có các biểu hiện trên cần đến ngay các bệnh viện xương khớp để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng qua các bệnh khác gây ra tàn phế cho người bệnh.

Phân loại bệnh loãng xương như thế nào?

Bệnh loãng xương được chia thành hai loại, đó là nguyên phát và loãng xương thứ phát :

Loãng xương nguyên phát là gì ?

Là bệnh gây ra bởi một nguyên nhân chính đó là do tuổi tác và quá trình mãn kinh ở phụ nữ. Tình trạng này là do sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và huỷ xương. Ở người cao tuổi thường xảy ra tình trạng này, quá trình tạo xương dần kém đi trong khi quá trình huỷ xương lại tăng cao. Làm cho các xương xốp, giòn và dễ bị gãy, tình trạng này xảy ra trên toàn bộ khung xương chứ không riêng một bộ phận nào trên cơ thể.

Loãng xương thứ phát là gì ?

Là bệnh gây ra bởi nguyên nhân đó là việc lạm dụng các thuốc tăng cường sinh lực, các thuốc tăng cường sinh lý, các thuốc nội tiết tố, hoặc sử dụng heparin điều trị lâu dài. Khi sử dụng các thuốc này trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng trong quá trình tạo xương và huỷ xương khiến cho xương bị xốp và dễ gãy, người ta thường gọi là mục xương do sử dụng thuốc quá nhiều.


Phòng ngừa bệnh loãng xương thế nào?

1/ Chế độ ăn : chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý và bổ sung các chất tăng cường quá trình tạo xương, nhất là ở người cao tuổi, ngoài bữa ăn hằng ngày chúng ta cũng nên bổ sung thêm một số chất từ sữa, hoặc các thực phẩm chức năng khác để tăng cường khoáng chất.

2/ Sử dụng thiết bị y khoa : khi bị mắc bệnh loãng xương chúng ta cần một sản phẩm để hỗ trợ trong việc bảo vệ các xương cột sống. Khi các xương cột sống bị tổn thương thì sẽ bị tàn phế cho người bệnh. Sản phẩm đai cố định cột sống sẽ giúp người bệnh bảo vệ các xương ở vùng cột sống. Ngoài ra, đai cố định cột sống còn một số tác dụng khác như phòng tránh bệnh về cột sống và các biến trứng của bệnh loãng xương gây ra ở cột sống.

3/ Tập dưỡng sinh : các bài tập dưỡng sinh sẽ giúp cho xương chúng ta dẻo dai và khoẻ, các bài tập này đơn giản và thích hợp cho người cao tuổi. Có nhiều tài liệu hướng dẫn, hoặc chúng ta có thể tham gia các hội người cao tuổi để được hướng dẫn các bài tập này. Việc mang đai cố định cột sống cũng được giới chuyên khoa khuyên dùng và đánh giá cao trong việc bảo vệ cột sống trong quá trình tập.

4/ Tăng cường bổ sung chất : chúng ta có thể tăng cường và bổ sung các chất từ sữa, thuốc bổ, hoặc thảo dược thiên nhiên để giúp cơ thể tăng cường quá trình tạo xương ở người cao tuổi và những người đã có tiền sử về bệnh xương khớp.

Tìm hiểu thêm về bệnh cột sống tại : http://tanlongmed.vn/tin-tuc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog hữu ích


Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Nhóm Facebook hữu ích

Copyright © Đai cố định cột sống | Powered by Blogger
Design by Saeed Salam | Blogger Theme by Hải Diệp | Distributed By Hải Diệp